TÌM HIỂU VỀ BỘ LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

Hệ Quan điểm của Đảng Cộng Hòa nêu rõ, Chúng tôi chú trọng việc thực thi Bộ luật Nhân quyền Quốc tế.

Vậy Bộ luật Nhân quyền Quốc tế là gì?

1. ĐỊNH NGHĨA

Theo định nghĩa của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, thì Bộ luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm 3 văn kiện sau:

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) (1948)

Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) (1966)

Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) (1966)

Bộ luật Nhân quyền Quốc tế là tổng hợp bộ 3 văn kiện quốc tế quan trọng nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên phạm vi toàn cầu.

Việt Nam đã tuyên bố “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người” trong Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013. Việt Nam cũng đã ký kết ICCPR và ICESCR vào năm 1982, cam kết thực hiện các nghĩa vụ theo hai công ước này.
Vì vậy, người dân Việt Nam có quyền được hưởng những quyền được quy định trong các văn kiện này, và Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phải thực thi và bảo vệ những quyền đó theo cam kết quốc tế.

Là một chính đảng, chúng tôi đã, đang, và sẽ nỗ lực để bảo đảm rằng người dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền đã được quy định trong các văn kiện này, đồng thời yêu cầu Nhà nước Việt Nam thực thi và bảo vệ những quyền đó theo đúng các cam kết quốc tế, qua những cơ chế phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam.

2. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ VI PHẠM

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc nêu một số ví dụ về vi phạm nhân quyền như sau:

Các quyền (dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội) của bạn có thể bị vi phạm bởi nhiều cách khác nhau. Vi phạm xảy ra khi Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền này. Thông thường, vi phạm một trong những quyền này có liên quan đến vi phạm các quyền khác. Ví dụ bao gồm:

3. LÀM GÌ KHI PHÁT HIỆN VI PHẠM?

(HƯỚNG DẪN KHI BẠN HOẶC NGƯỜI KHÁC BỊ VI PHẠM NHÂN QUYỀN)

Nếu bạn là nạn nhân, hoặc bạn chứng kiến một hành vi vi phạm nhân quyền, hãy thực hiện các bước sau để bảo vệ quyền lợi của mình và những người khác:

  1. Tự trang bị kiến thức
    • Đọc kỹ UDHR, ICCPR, và ICESCR và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, để hiểu rõ các quyền của bạn.
    • Xác định vi phạm cụ thể dựa trên điều khoản nào trong các văn kiện này.
  2. Lên tiếng ngay lập tức
    • Nếu có thể, hãy trực tiếp yêu cầu nhân viên công vụ hoặc cá nhân vi phạm dừng ngay hành động sai trái.
    • Trích dẫn điều khoản liên quan để bảo vệ quyền của bạn.
  3. Thu thập bằng chứng
    • Ghi âm, chụp ảnh, quay video (nếu an toàn).
    • Ghi chép lại thời gian, địa điểm, nội dung sự việc và nhân chứng (nếu có).
  4. Báo cáo vi phạm
  5. Tìm kiếm sự bảo vệ
    • Nếu bạn gặp nguy hiểm, hãy liên hệ với luật sư, các cá nhân, tổ chức bảo vệ nhân quyền, hoặc các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ có thể giúp đỡ.

Bạn không cô đơn! Hãy lên tiếng để bảo vệ nhân quyền cho mình và cộng đồng.
Hãy báo cáo thông tin ngay khi phát hiện vi phạm.